Sắc ký lỏng hiệu năng cao – Những mẹo vặt hữu ích (Phần 2).

Tiêu chuẩn

Áp suất.

 

Trong sắc ký lỏng hiệu năng cao thì áp suất có ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị phân tích. Bên cạnh đó nếu xét về mặt kỹ thuật thiết bị thì áp suất ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của thiết bị. Vì vậy khi gặp các rắc rối về áp suất thì chúng ta cần phải giải quyết nó 1 cách toàn diện.

Image

Khi nói đến vấn đề áp suất thì chúng ta sẽ gặp các hiện tượng sau:

  1. Áp suất quá cao so với bình thường: đây là vấn đề thường gặp nhất ở các phòng kiểm nghiệm. Với hiện tượng này sẽ làm cho tuổi thọ của thiết bị chúng ta bị giảm ( các đường ống, van đóng mở, flow-cell,…), cột bị giảm tuổi thọ,… Ngày nay các hệ thống HPLC đều có hệ thống an toàn của riêng nó vì vậy khi gặp việc áp quá cao thiết bị sẽ tự ngắt đảm bảo an toàn thiết bị. Nhưng như vậy sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của phong kiểm nghiệm. Thử nghĩ, chúng ta lên mẫu xong, định sẽ chạy qua đêm nhưng vì áp suất tăng đột ngột làm hệ thống bị ngừng. Thế là sáng hôm sau mình phải chạy lại từ đầu.
  2. Áp suất thấp hơn so với bình thường: đây cũng là 1 vấn đề thường gặp ở các phòng kiểm nghiệm (dù ít khi gặp hơn). Vấn đề này có 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là do lỗi của kiểm nghiệm viên – thiết lập bơm không đúng như quy trình; thứ hai là do hệ thống bị rò rỉ ở đâu đó. Ở nguyên nhân do kiểm nghiệm viên, chúng ta hãy kiểm tra lại quy trình và thiết lập của máy. Ở nguyên nhân thứ hai, mọi thứ sẽ khó hơn. Chúng ta phải kiểm tra trên phần mềm của máy xem có báo rò rỉ ở đâu module nào không – ở các dòng máy của Hitachi đều có trang bị tính năng này. Sau đó kiểm tra đường ống ở từng module, bắt đầu từ bơm, lên đến autosampler, column oven. Đôi lúc chúng ta phải nhờ đến hỗ trợ kỹ thuật bên nhà cung cấp – với dòng Chromaster và sản phẩm cung cấp bởi công ty 2H thì các bạn sẽ được hỗ trợ trong vòng 24 giờ từ lúc có sự cố – để tìm hiểu chổ rò rỉ ở đâu.

Nhận biết nguyên nhân gây ra áp suất cao và phương hướng giải quyết:

Kiểm tra áp suất của hệ thống khi có cột và khi không có cột trong hệ thống. Chúng ta thử gỡ cột ra và thay thế bằng ống mao quản và theo dõi áp suất của hệ thống. Điều này giúp ta phát hiển ra hệ thống đang bị nghẹt do hệ thống bên trong hay là do cột.

  • Nếu sau khi gỡ cột ra mà áp suất hệ thống vẫn cao. Có thể là hệ thống đường ống đã bị nghẹt. Chúng ta cần liên lạc với bảo trì của hãng để có thể đưa ra cách vệ sinh tốt nhất cho máy. Lưu ý rằng khi bên bảo trì của hãng xuống sữa chửa, chúng ta cần nhờ họ hướng dẫn chúng ta biết cách để sau này có thể giải quyết vấn đề tương tự.
  • Nếu gỡ cột ra mà áp suất hệ thống giảm xuống. Điều này chứng tỏ cột của chúng ta đang gặp vấn đề.

Nguyễn Hoàng Dũng – Sale and application 2H Instrument Co.ltd Viet Nam

Tel: 0973424508 – email: dunghitman@gmail.com

Address: Toà nhà HHM, số 157-159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

Sắc ký lỏng hiệu năng cao – Những mẹo vặt hữu ích.

Tiêu chuẩn

Bản thân tôi là 1 kiểm nghiệm viên, tôi hiểu cảm giác của bạn khi gặp phải những vấn đề về hệ thống sắc ký của mình. Từ những vấn đề đơn giản như áp suất không đạt, máy báo lỗi cho đến kết quả phân tích không đạt… Dựa vào những tài liệu sẵn có cùng với kinh nghiệm của mình, sau chuỗi bài về Chromaster tôi giới thiệu tiếp bài về những mẹo vặt thường dùng trong phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Việc đầu tiên bạn phải nhớ đó là đừng hốt hoảng!

Ảnh

 

Những cái máy HPLC thế hệ mới đều có hệ thống tự bảo vệ của riêng nó nên đừng hoảng hốt khi máy báo lỗi. Thay vì hốt hoảng, bạn hãy trả lời những câu hỏi theo trình tự sau đây:

  1. Hệ thống của mình đang vận hành có phù hợp với mẫu sử dụng? Mẫu của mình có đảm bảo hay không?
  2. Kiểm tra lại quy trình thực hiện của mình:
    1. Quy trình có thực hiện đúng chưa?
    2. Thiết bị của mình đã được thiết lặp phù hợp chưa?
  3. Kiểm tra thêm các thông tin:
    1. Lần cuối hệ thống hoạt động có đúng hay không?
    2. Có điều gì thay đổi trong đó hay không?
  4. Xem lại hết các yếu tố tổng quát:
    1. Đôi lúc chúng ta không phải luôn có nguyên nhân rõ ràng.
    2. Có phải đã có 1 điều gì (dù nhỏ nhất) đã thay đổi trong hệ thống phải không?

Đôi lúc chỉ những câu hỏi đó thôi đã giúp chúng ta tìm ra được câu trả lời cho sự cố của mình!

Ảnh

Hiểu về hệ thống: hiểu về hệ thống của mình đang sử dụng sẽ giúp cho ta cái nhìn sâu sắc hơn và dễ dàng nhận ra những sai sót hơn.

1 hệ thống HPLC gồm những thành phần sau:

  1. Bơm. Ảnh
  2. Bộ tiêm mẫu/ tự động tiêm mẫu.Ảnh
  3. Cột.Ảnh
  4. Đầu dò.Ảnh
  5. Hệ thống dữ liệu/ thiết bị xuất tín hiệu.

Các bạn nên nhớ rằng đôi khi 1 sự cố có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong hệ thống HPLC.

Nguyễn Hoàng Dũng – Sale and application 2H Instrument Co.ltd Viet Nam

Tel: 0973424508 – email: dunghitman@gmail.com

Address: Toà nhà HHM, số 157-159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.